Điểm qua top 5 lưu ý trong quá trình nuôi chim chào mào

Ngày đăng: 24/11/2021 00:11

Chim chào mào là một loài chim khá được ưa chuộng và được rất nhiều người chọn nuôi. Bởi lẽ, đặc tính của chim chào mào rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề nên nuôi chim chào mào ra sao để chúng hót hay và căng lửa. Hiểu được điều này, Vương Việt Anh sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay. Hãy cùng điểm qua top 5 lưu ý cực quan trọng khi nuôi chim chào mào mà bạn nên biết! 

Những lưu ý trong quá trình nuôi chim chào mào mà bạn nên biết

Bổ sung trái cây trong thực đơn của chim chào mào 

Chào mào là một loài chim ăn trái cây; vì vậy, bạn nên bổ sung thực phẩm này trong thực đơn của chúng. Những loại trái cây chim chào mào thường ăn gồm chuối, đu đủ chín, táo, dâu tây, xoài… Trái lại, bạn không nên cho chúng ăn nhiều khoai ráy, cà chua hay ớt; vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Đây là một lưu ý quan trọng trong quá trình nuôi chim chào mào nên bạn đừng quên nhé! 

Bổ sung trái cây khi nuôi chim chào mào để cung cấp nhiều dinh dưỡng

Bổ sung mồi tanh cho chim chào mào 

Mồi tanh là một nguồn thức ăn không thể thiếu để bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất cho chào mào. Mồi tanh mà các bạn nên cho chim chào mào ăn đó là cào cào, trứng kiến và sâu gạo. Bạn có thể cho chim chào mào ăn mồi tanh bất kỳ lúc nào, nhưng cần phải cho ăn đều đặn hằng ngày. Tuy nhiên, khi chào mào thay lông, bạn tuyệt đối không nên cho chúng ăn sâu gạo. 

Bổ sung sâu gạo cho chim chào mào ăn đều đặn mỗi ngày

Xây dựng chế độ tắm hợp lý cho chim chào mào 

Để chim chào mào có thể căng lửa, việc tắm cũng vô cùng quan trọng. 

  • Khi tắm nắng, bạn nên cho chào mào tắm trong khoảng thời gian từ 8 – 10 giờ. Hôm nào thời tiết nắng gắt hoặc vào mùa hè, bạn chỉ nên cho chào mào tắm tầm 30 phút. 
  • Khi tắm nước, bạn nên cho chim chào mào tắm trong khoảng 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Đồng thời, bạn cũng nên tắm cho chúng bằng nước ấm nóng. Thời tiết nóng kết hợp cùng nước ấm sẽ phù hợp với thân nhiệt của loài chim này. Khi tắm xong, bạn không nên trùm kín lồng ngay, mà hãy để chào mào được khô ráo rồi mới trùm kín. 

 

Xây dựng một chế độ tắm khoa học trong quá trình nuôi chim chào mào

Tập lực cho chim chào mào 

Đây là một trong những việc bạn nên thực hiện trong quá trình nuôi chim chào mào. Khi tập lực, chim chào mào sẽ có một sức khỏe ổn định, cách chơi ổn định và không sợ đối thủ. Một cách tập lực cho chim chào mào bạn nên thực hiện đó là bố trí cầu hợp lý. Khi bố trí cầu hợp lý, chim chào mào sẽ có thể di chuyển liên tục hơn. Từ đó, chúng có thể hoạt động liên tục, khỏe mạnh và tránh bị ì sau một khoảng thời gian.

Cho chim chào mào cọ xát với những chú chim khác 

Khi chào mào đã cứng cáp hơn, lúc này bạn có thể cho chúng tiếp xúc với những chú chim khác. Bằng cách này, chúng sẽ phát triển và cứng cựa nhanh hơn bình thường. Lưu ý, bạn nên tìm những “đối thủ” vừa phải để chào mào tập dợt từ từ. Nếu bạn cho chúng tiếp xúc với những con cứng cựa hay dữ ngay từ những lần đầu, chú chim của bạn sẽ sinh ra tâm trạng sợ hãi. 

Kết luận 

Vậy là Vương Việt Anh đã thông tin đến bạn 5 lưu ý quan trọng khi nuôi chim chào mào. Thông qua đó, hy vọng bạn có thể chăm sóc cho chú chim của mình khỏe mạnh hơn. Để biết thêm những thông tin bổ ích liên quan đến việc nuôi chim, bạn có thể tham khảo tại đây.

  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top